Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2017

Quy định mới về hiệu lực hình thức của giao dịch dân sự

Hình ảnh
Ngày 24/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13. Luật mới này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Với mong muốn  hướng tới sự ổn định các giao lưu dân sự, Luật mới đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho phù hợp. Đặc biệt phải kể đến quy định về hiệu lực hình thức của hợp đồng như sau: Quy định về hình thức của giao dịch dân sự Theo Điều 119 BLDS mới, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi. Đối với giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu thì được coi là giao dịch bằng văn bản. Giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký nếu pháp luật có quy định. Hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự Giữ nguyên tinh thần của BLDS 2005, tại Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 vẫn ghi nhận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, khi các bên giao dịch đáp ứng được những điều kiện nhất định mà luật đã dự liệu ...

Chính sách ưu đãi phát triển ngành đường sắt Việt Nam

Hình ảnh
Luật đường sắt số 06/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2017. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công, đường sắt là điểm yếu nhất trong giao thông vận tải ở Việt Nam. Do vậy Luật mới lần này sẽ có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung để phát triển hơn nữa hạ tầng đường sắt quốc gia. Theo đó, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển ngành đường sắt như sau: Chính sách phát triển đường sắt của Nhà nước - Ưu tiên nguồn lực để phát triển, nâng cấp, bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của vận tải đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải cả nước. - Tạo tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài khi nước đầu tư vào đường sắt. - Dành quỹ đất theo quy hoạch sử dụng đất để phát triển hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt. - Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển đường sắt hiện đại. ...

Một số quyền đặc biệt của lực lượng cảnh vệ

Hình ảnh
Luật cảnh vệ số 13/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 20/6/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Luật mới này đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005 và trao cho lực lượng cảnh vệ một số quyền đặc biệt. Trong đó có quyền nổ súng và quyền huy động người, phương tiện để các chiến sĩ cảnh vệ thực hiện tốt công tác cảnh vệ của mình. Khi nào lực lượng cảnh vệ được nổ súng? Việc nổ súng của lực lượng cảnh vệ liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người cho nên phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.  Trong khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng cảnh vệ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau: - Nổ súng để cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; - Sau khi đã hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này - Đối tượng đang có hành vi ...

Quy định về kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa trong hoạt động ngoại thương

Hình ảnh
Hoạt động ngoại thương đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân nhưng đồng thời nó cũng mang đến những rủi ro nhất định. Đặc biệt là vấn đề hàng hóa đến từ các nước có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cũng như an toàn sức khỏe của người tiêu dùng trong nước. Bởi vậy hoạt động này luôn cần phải đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Ngày 12/6/2017 Quốc hội ban hành Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14. Luật mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 với nhiều quy định mới trong hoạt động quản lý ngoại thương, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa. Khi nào sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa ? Hàng hóa sẽ bị áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp khi rơi và các trường hợp sau: - Hàng hóa đ ến từ nơi đang có chiến tranh, tham chiến, xung đột hoặc c ó nguy cơ xung đột vũ trang có thể đe dọa an ninh, lợi ích của Việt Nam - Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có bằng chứng công khai hoặc chứng minh đư...

Quy định mới về mức lãi suất theo thỏa thuận

Hình ảnh
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các chủ thể tham gia trong quan hệ cho vay phải được bình đẳng. Do vậy yêu cầu đặt ra là pháp luật dân sự phải có những quy định hợp lý để đảm bảo sự bình đẳng này.  Trong hợp đồng vay tài sản, vấn đề lãi suất là vấn đề được rất nhiều chủ thể quan tâm và sự bình đẳng thể hiện ngay trong vấn đề lãi suất mà các bên thỏa thuận này..  Bộ luật dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về lãi suất do các bên thỏa thuận nhằm đảm bảo tối đa sự bình đẳng của các bên trong quan hệ hợp đồng. Mức lãi suất tối đa được thỏa thuận Theo quy định của BLDS 2005 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. BLDS 2015 vẫn cho phép các bên thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng giới hạn mức lãi suất theo thỏa thuận đã có sự  thay đổi. Cụ thể, mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trư...

Quy định hiện hành về vay vốn tín dụng đầu tư

Hình ảnh
Tín dụng đầu tư của Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động này góp phần cùng cố nguồn lực cho các dự án mà Nhà nước khuyến khích phát triển. Qua đó tăng cường năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư nhằm quy định rõ hơn về vấn đề này. Tại Nghị định có nhiều điểm mới đáng chú ý về hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau: Chủ thể nào được vay tín dụng đầu tư? Theo Nghị định mới nêu trên, chỉ các đối tượng là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thì mới được Nhà nước cho vay tín dụng đầu tư. Tuy nhiên, nếu các dự án đầu tư này đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính Nhà nước khác thì không được vay vốn nữa. Nhìn chung, để được vay vốn tín dụng đầu tư, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án được v...

Cơ chế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa

Hình ảnh
Tạm nhập, tái xuất là một phương thức xuất, nhập khẩu được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nói chung và sử dụng ở Việt Nam nói riêng. Với vị trí thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng phải được quản lý chặt chẽ để tránh việc một số chủ thể có hành vi gian lận thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngày 28/7/2017, Bộ Công thương ra Thông tư số 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/9/2017 với nhiều điểm đáng chú ý sau: Quy định về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa Theo Thông tư mới này, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thì chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu sau: - Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kin...

Quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường 2017

Hình ảnh
Ngày 21/4/21017, Bộ Công thương ra Thông tư 05/2017/TT-BCT quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017. Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất hoặc sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện hoặc các chủ thể khác liên quan đến nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan 2017. Tại Thông tư đã có những hướng dẫn và quy định chi tiết về vấn đề này như sau: Nguyên tắc tiến hành đấu giá Theo quy định của Thông tư mới trên, trong năm 2017 sẽ đấu giá nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan lượng đường là 89.500 tấn. Việc đấu này được thực hiện thông qua Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017 và tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá. Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2017 sẽ do Bộ Công Thương thành lập. Thủ tục nhập khẩu Hội đồng đấu giá sau khi tiến hành đấu giá sẽ cho ra một Báo c...

Quy định mới về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Hình ảnh
Quyền bào chữa là một quyền quan trọng trong tố tụng hình sự, góp phần hình thành một cơ chế hoạt động tố tụng lành mạnh, minh bạch và hiệu quả. Việc bảo đảm quyền bào chữa có ý nghĩa lớn trong quá trình tố tụng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 đã có những quy định mới về quyền bào chữa này. Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Mở rộng chủ thể hưởng quyền bào chữa Bên cạnh các chủ thể được hưởng quyền bào chữa theo quy định của BLTTHS 2004 như: người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm một số đối tượng cũng được hưởng quyền này như sau: - Người bị tố giác - Người bị kiến nghị khởi tố - Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp - Pháp nhân có quyền được bào chữa thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc nhờ người bào chữa Việc bổ sung thêm các đối tượng này là phù hợp với yêu cầu thực ...

Quy định mới về năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Hình ảnh
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình có thể tự xác lập các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà không cần thông qua các chủ thể khác. Đây là yếu tố rất quan trọng khi xem xét một chủ thể có tư cách tham gia các quan hệ xã hội hay thực hiện các giao dịch dân sự hay không. Xung quanh vấn đề năng lực hành vi dân sự của cá nhân có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 đã có nhiều sửa đổi bổ sung về vấn đề này. Bộ luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Bổ sung trường hợp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Theo quy định trước đây tại BLDS 2005, người đã thành niên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoại trừ 02 trường hợp: bị mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Tuy nhiên, BLDS năm 2015 mới đây đã bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ thuộc diện người không có n...

Quy định mới về phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại

Hình ảnh
Hoạt động tố tụng hình sự có mục đích tìm ra sự thật khách quan của vụ án, trừng phạt người có hành vi phạm tội nhằm đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng này, người thi hành công vụ đôi khi mắc những sai lầm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của những người khác.  Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 mới đây được Quốc hội ban hành đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể khi gây thiệt hại trong quá trình thi hành công vụ. Nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị thiệt hại, Luật mới này đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Quy định Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại Theo Luật mới này quy định, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Thông báo này phả...

Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Hình ảnh
Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự có vai trò quan trọng giúp làm sáng tỏ bản chất của vụ án, tìm ra kẻ phạm tội và giải quyết đúng đắn vụ án. Do có vai trò quan trọng như vậy nên quá trình tố tụng này phải tuân thủ nhiều nguyên tắc chặt chẽ. Trong đó đặc biệt phải kể đến nguyên tắc suy đoán vô tội. Tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mới đây đã ghi nhận những nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự như sau: Nội dung nguyên tắc Bộ luật tố tụng hình sự 2004 chưa ghi nhận cụ thể nguyên tắc suy đoán vô tội này song nội dung của nó đã thể hiện rõ trong các điều luật về xác định sự thật của vụ án hay bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ… Mặt khác, tại Điều 9 Luật tố tụng dân sự cũ khẳng định: “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật ”. Tuy nhiên, đến Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận cụ thể nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13 của Luật này. Th...

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo

Hình ảnh
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Start-up) với đặc trưng là phát triển các mô hình kinh doanh có giá trị gia tăng cao thông qua các thành tựu nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ... hiện nay đang ngày càng phát triển với số lượng đông đảo và tiềm năng kinh tế lớn. Đây được coi là lực lượng tạo động lực để tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hướng đến một nền kinh tế tự chủ và phát triển bền vững. Tuy nhiên, rủi ro đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp là rất lớn, đặc biệt là khó khăn trong quá trình huy động vốn khi mà quỹ đầu tư của các ngân hàng, công ty lớn chỉ chăm chút đầu tư vào các dự án quy mô lớn đem lại lợi nhuận cao. Trong khi đó các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với dòng vốn ít ỏi hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xuất phát từ thực trạng này, yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ phát triển hơn nữa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để phát huy tối đa tiềm năng của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế quố...

Bổ sung thêm nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hình ảnh
Trong tố tụng dân sự, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò quan trọng nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản cũng như đảm bảo thi hành án dân sự. Với vai trò quan trọng như vậy, các biện pháp này vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời. Nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án, đảm bảo tốt hơn việc thi hành án, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đã mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này.  Theo đó, n goài những biện pháp đã quy định trong BLTTDS 2004, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một số biện pháp khẩn cấp tạm thời khác như sau: Cấm xuất cảnh Biện pháp cấm xuất cảnh này áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi có căn cứ cho thấy vụ án Tòa đang thụ lý giải quyết có liên quan đến nghĩa vụ của họ. V iệc xuất cảnh sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án , lợi ích của các chủ thể khác. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng nếu Tòa án thấy cần thiết để bảo đảm thi hành án. Đây là quy định...

Tòa án phải đảm bảo tranh tụng trong xét xử

Hình ảnh
Đặc thù của tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng sẽ cùng nhau xác định sự thật khách quan và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Trong quá trình này, mọi chủ thể đều phải phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình bằng cách thu thập, cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Và bản thân các đương sự sẽ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua quá trình tranh tụng, bằng cách đưa ra các quan điểm, lập luận làm căn cứ giải quyết vụ án.  Nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cũng như quyền tranh tụng của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của của họ trong tố tụng, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đã bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” với những nội dung như sau: Nguyên tắc chung Trong bất kể giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến khi vụ án được giải quyết xong, việc tranh tụng luôn được đảm bảo thực hiện. Các đ ương sự được thực hiện quyền ...

Quy định rõ nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng

Hình ảnh
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự luôn là các chủ thể đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các vụ việc dân sự sao cho công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Do vậy, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như đảm bảo tính tương thích với quy định pháp luật khác, Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 mới nhất đã bổ sung các nội dung như sau: Nhiệm vụ của Tòa án Nhiệm vụ Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án thực hiện nhiệm vụ này thông qua hoạt động xét xử của mình. Cá nhân, tổ chức khi nhận thấy lợi ích hợp pháp của mình, của người khác bị xâm phạm đều có quyền khởi kiện/yêu cầu giải quyết việc dân sự để Tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ. Thông qua hoạt động đó, quyền con người, quyền công dân, lợi ích nhà nước, lợi ích cá nhân được đảm bảo. Nhiệm vụ của V...

Nhập khẩu ô tô gặp nhiều rào cản mới

Hình ảnh
Theo lộ trình thực hiện AFTA của Việt Nam, từ năm 2018, thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa khu vực từ 40% trở lên sẽ về mức 0%. Điều này được kỳ vọng là người dân sẽ mua được ô tô nhập khẩu với giá rẻ mà không phải chịu mức thuế rất cao lên tới 150% - 200% như trước nữa. Tuy nhiên, mặt hàng ô tô được coi là mặt hàng không thiết yếu và Nhà nước cần hạn chế sử dụng. Nhất khi cơ sở hạ tầng ở Việt Nam không đáp ứng đủ cho lượng xe ô tô ngày càng nhiều, tình hình khói bụi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, nhằm hạn chế việc nhập khẩu, mua mặt hàng này, Chính phủ đã ra Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Tại Nghị định, Chính phủ đã quy định nhiều điều kiện khắt khe và trách nhiệm đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau: Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô chỉ được cấp ch...