Quy định mới về hiệu lực hình thức của giao dịch dân sự
Ngày 24/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13. Luật mới này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Với mong muốn hướng tới sự ổn định
các giao lưu dân sự, Luật mới đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho phù hợp. Đặc biệt phải kể đến quy định về hiệu lực hình thức của hợp đồng như sau:
Quy định về hình thức của giao dịch dân sự
Theo Điều 119 BLDS mới, giao dịch
dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi. Đối với
giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
thì được coi là giao dịch bằng văn bản.
Giao dịch dân sự phải
được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký nếu pháp luật có
quy định.Hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự
Giữ nguyên tinh thần của BLDS 2005, tại Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 vẫn ghi nhận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. Tuy nhiên, khi các bên giao dịch đáp ứng được những điều kiện nhất định mà luật đã dự liệu thì giao dịch dù có vi phạm về hình thức vẫn được Tòa án công nhận hiệu
lực pháp lý.
Cụ thể, giao dịch vi phạm về hình thức nhưng vẫn có hiệu lực trong các trường hợp sau:
Các quy định nêu trên sẽ bảo vệ tối đa quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự với ý chí tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ. Quy định về hiệu lực hình thức của hợp đồng cũng giúp khắc phục tình trạng một bên viện dẫn lý do vi phạm về
hình thức của giao dịch để hủy toàn bộ giao dịch và trốn tránh thực hiện nghĩa vụ khi giá trị của đối tượng hợp
đồng biến động theo hướng bất lợi cho họ.
Cụ thể, giao dịch vi phạm về hình thức nhưng vẫn có hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Giao dịch đã được xác lập bằng
văn bản nhưng văn bản không đúng theo quy định mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và yêu cầu Tòa án công nhân
giao dịch có hiệu lực.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và yêu cầu Tòa án công nhận giao dịch có hiệu lực. Lúc này, các bên sẽ không phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và yêu cầu Tòa án công nhận giao dịch có hiệu lực. Lúc này, các bên sẽ không phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.
Nhận xét
Đăng nhận xét