Quy định hiện hành về vay vốn tín dụng đầu tư
Tín dụng đầu tư của Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động này góp phần cùng cố nguồn lực cho các dự án mà Nhà nước khuyến khích phát triển. Qua đó tăng cường năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư nhằm quy định rõ hơn về vấn đề này. Tại Nghị định có nhiều điểm mới đáng chú ý về hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như sau:
Chủ thể nào được vay tín dụng đầu tư?
Theo Nghị định mới nêu trên, chỉ các đối tượng là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án được vay vốn
tín dụng đầu tư của Nhà nước thì mới được Nhà nước cho vay tín dụng đầu tư. Tuy
nhiên, nếu các dự án đầu tư này đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức
tài chính Nhà nước khác thì không được vay vốn nữa.
Nhìn chung, để được vay vốn tín dụng
đầu tư, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là khách hàng có dự án đầu tư
thuộc Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
- Có đầy đủ năng lực pháp luật, thực
hiện các thủ tục đầu tư đúng quy định
- Dự án xin vay vốn được Ngân
hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là hiệu quả và có khả năng trả nợ
vay
- Vốn của chủ sở hữu trong quá
trình thực hiện dự án ít nhất đạt 20% tổng vốn đầu tư
- Bảo đảm tiền vay theo quy định
của pháp luật
- Tại thời điểm Ngân hàng Phát
triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn; khách hàng không có nợ xấu tại
các tổ chức tín dụng
- Tài sản bảo đảm
tiền vay được mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam
- Thực hiện đúng chế độ hạch toán
kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định.Mức vốn vay là bao nhiêu?
Theo Nghị định này, Nhà nước cho
vay tín dụng đầu tư với mức tối đa cho mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của
dự án, không bao gồm vốn lưu động. Mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư sẽ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng.
Mặt khác, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không được vượt quá 15% đối với
một khách hàng,
- Không được vượt quá 25% đối với
một khách hàng và người có liên quan
Đối với một số dự án đặc biệt do
Thủ tướng Chính phủ quyết định thì tổng mức này có thể vượt quá các điều kiện
trên.
Chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước này đã góp phần thu hút các nguồn vốn ngân hàng thương mại, vốn tư nhân cũng như các nguồn vốn khác đầu tư cho các dự án mà Nhà nước khuyến khích phát triển. Mặt khác nó giúp hỗ trợ hữu hiệu về vấn đề vốn cho các dự án kinh tế có tiềm năng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét