Cơ chế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa
Tạm nhập, tái xuất là một phương thức xuất, nhập khẩu được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nói chung và sử dụng ở Việt Nam nói riêng. Với vị trí thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa, hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng phải được quản lý chặt chẽ để tránh việc một số chủ thể có hành vi gian lận thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngày 28/7/2017, Bộ Công thương ra Thông tư số 11/2017/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/9/2017 với nhiều điểm đáng chú ý sau:
Quy định về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Theo Thông tư mới này, hàng hóa
kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu chính.
Trường hợp tái xuất hàng hóa qua
các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thì chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu sau:
- Cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
trong khu kinh tế cửa khẩu
- Cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế
cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành và cơ sở kỹ thuật bảo đảm
quản lý nhà nước.
Điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất gây ách tắc
Khi có hàng hóa bị ách tắc trên địa
bàn, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành giải tỏa,
điều tiết để tránh ùn tắc hàng hóa tại cảng, cửa khẩu. Đồng thời phối hợp với
cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập để điều tiết hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm
nhập đến cửa khẩu tái xuất.
Nếu đã thực hiện các biện pháp giải
tỏa mà vẫn không giải quyết được việc ách tắc thì trong trường hợp cần thiết, Bộ
Công Thương chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng thực hiện một số biện pháp sau:
- Cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất
đối với một số loại hàng hóa theo thông báo của Bộ Công Thương.
- Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng
đưa hàng về Việt Nam.
- Tạm dừng cấp Giấy phép tạm nhập,
tái xuất đối với một số loại hàng hóa
Các quy định trên là khung pháp lý cơ bản để cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý một cách hiệu quả nhất hoạt động tạm nhập. tái xuất của các chủ thể kinh doanh. Ngăn ngừa gian lận thương mại và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ hoạt động này.
Nhận xét
Đăng nhận xét