Quy định rõ nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự luôn là các chủ thể đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các vụ việc dân sự sao cho công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Do vậy, nhằm nâng cao trách nhiệm của các
cơ quan tiến hành tố tụng cũng như đảm bảo tính tương thích với quy định pháp luật
khác, Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 mới nhất đã bổ sung các nội dung như sau:
Nhiệm vụ của Tòa án
Nhiệm vụ Tòa án là bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tòa án thực hiện nhiệm vụ này
thông qua hoạt động xét xử của mình. Cá nhân, tổ chức khi nhận thấy lợi ích hợp
pháp của mình, của người khác bị xâm phạm đều có quyền khởi kiện/yêu cầu giải
quyết việc dân sự để Tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ. Thông qua hoạt động
đó, quyền con người, quyền công dân, lợi ích nhà nước, lợi ích cá nhân được đảm
bảo.
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát
Tương tự như Tòa án, Viện kiểm
sát cũng có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó Viện kiểm sát còn thực hiện vai trò bảo vệ pháp luật,
bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên thực tế.
Trách nhiệm của cơ quan/người tiến hành tố tụng
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cơ
quan/người tiến hành tố tụng phải giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ kín
bí mật nhà nước, bí mật công tác cũng như bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh,
bí mật cá nhân của đương sự theo yêu cầu của họ.
Ngoài ra, BLTTDS 2015 đã bổ sung
trách nhiệm của các chủ thể nêu trên đó là phải bảo vệ người chưa thành niên.
Đây là quy định khá hợp lý bởi người chưa thành niên chưa có năng lực hành vi
dân sự đầu đủ. Do vậy họ chưa thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
mình và cần được pháp luật bảo vệ.
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình,
cơ quan/người tiến hành tố tụng sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và
nếu có hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Khi hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây thiệt hại cho
các chủ thể khác thì cơ quan trực tiếp quản lý họ sẽ phải bồi thường cho người
bị thiệt hại.
Các quy định nêu trên là cơ sở pháp lý cơ bản để cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Qua đó đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, lợi ích Nhà nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét