Tòa án phải đảm bảo tranh tụng trong xét xử

Đặc thù của tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng sẽ cùng nhau xác định sự thật khách quan và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Trong quá trình này, mọi chủ thể đều phải phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình bằng cách thu thập, cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Và bản thân các đương sự sẽ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua quá trình tranh tụng, bằng cách đưa ra các quan điểm, lập luận làm căn cứ giải quyết vụ án. Nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cũng như quyền tranh tụng của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của của họ trong tố tụng, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đã bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” với những nội dung như sau:

Nguyên tắc chung

Trong bất kể giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến khi vụ án được giải quyết xong, việc tranh tụng luôn được đảm bảo thực hiện. Các đương sự được thực hiện quyền tranh tụng trong các giai đoạn từ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm đến giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng

Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thực hiện quyền tranh tụng trong các giai đoạn xét xử dù là xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm. 
Kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án, đương sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họcác quyền sau:
- Thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án;
- Trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ; pháp luật áp dụng hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.
Các quyền này được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, bên cạnh các quyền trên, đương sự cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình, nếu không họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật
Trong suốt quá trình xét xử Tòa án điều hành việc tranh tụng sao cho công bằng, hiệu quả. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải đảm bảo các đương sự được thực hiện việc tranh tụng, nếu cần phải thu thập thêm chứng cứ để giải quyết vụ án thì tạm ngừng phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

Các quy định nêu trên đã tạo nên một khung pháp lý rõ ràng để cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo quyền tranh tụng cho các đương sự. Đồng thời các đương sự cũng có căn cứ để chủ động thực hiện quyền của mình. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kiểm tra giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”

Quy định mới về điều kiện bán lẻ thuốc lá

Quy định mới về mức lãi suất theo thỏa thuận