Một số quyền đặc biệt của lực lượng cảnh vệ

Luật cảnh vệ số 13/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 20/6/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018. Luật mới này đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005 và trao cho lực lượng cảnh vệ một số quyền đặc biệt. Trong đó có quyền nổ súng và quyền huy động người, phương tiện để các chiến sĩ cảnh vệ thực hiện tốt công tác cảnh vệ của mình.

Khi nào lực lượng cảnh vệ được nổ súng?

Việc nổ súng của lực lượng cảnh vệ liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người cho nên phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Trong khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng cảnh vệ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau:
- Nổ súng để cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
- Sau khi đã hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này
- Đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc lực lượng cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ. Việc nổ súng nhằm vô hiệu hóa các đối tượng này.
- Các trường hợp khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Khi nào cảnh vệ được huy động người, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ?

Lực lượng cảnh vệ được quyền huy động người, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông cũng như các phương tiện khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi xảy ra các trường hợp cấp bách. Tuy nhiên đối với các phương tiện thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện  tổ chức quốc tế và các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì lực lượng cảnh vệ sẽ không được áp dụng quyền này.
Sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ phải hoàn trả lại các phương tiện đã huy động.
Nếu trong quá trình làm nhiệm vụ người được huy động bị thiệt hại thì họ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản được huy động bị hư hỏng, mất mát thì cơ quan có cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ huy động phải đền bù thiệt hại về tài sản này.

Các quy định nêu trên sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để lực lượng cảnh vệ chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, có thể thấy quy định của Luật là chưa rõ ràng khi không nêu rõ thế nào được coi là trường hợp cấp bách. Điều này cần có văn bản hướng dẫ thi hành để các chủ thể thực hiện một cách dễ dàng công tác cảnh vệ này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kiểm tra giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”

Quy định mới về điều kiện bán lẻ thuốc lá

Quy định mới về mức lãi suất theo thỏa thuận