Bổ sung thêm nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong tố tụng dân sự, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò quan trọng nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản cũng như đảm bảo thi hành án dân sự. Với vai trò quan trọng như vậy, các biện pháp này vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời. Nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án, đảm bảo tốt hơn việc thi hành án, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đã mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Theo đó, ngoài những biện
pháp đã quy định trong BLTTDS 2004, BLTTDS năm 2015 đã bổ
sung thêm một số biện pháp khẩn cấp tạm thời khác như sau:
Cấm xuất cảnh
Biện
pháp cấm xuất cảnh này áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi
có căn cứ cho thấy vụ án Tòa đang thụ lý giải quyết có liên quan đến nghĩa vụ của
họ. Việc xuất cảnh sẽ ảnh hưởng đến việc
giải quyết vụ án, lợi ích của
các chủ thể khác. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng nếu Tòa án thấy cần
thiết để
bảo đảm thi hành án.
Đây
là quy định hợp lý bởi thực tế có nhiều trường hợp đương sự trong vụ việc xuất
cảnh bỏ trốn sang nước ngoài để trốn tránh việc thi hành án. Việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời này sẽ giúp cho ngăn ngừa được tình trạng người có nghĩa
vụ trong vụ án dân sự xuất cảnh nhằm không thực hiện nghĩa vụ.
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
Đây
là biện pháp áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, khi
xét thấy cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực
gia đình, Tòa án sẽ cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với người bị
bạo lực trong vụ việc đó. Đây là quy định hợp lý và cần thiết khi tình trạng bạo
lực gia đình ngày càng gia tăng. Các đối tượng có hành vi bạo lực sau khi bị tố
giác vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này cho nên rất cần cách ly họ với người bị
bạo lực.
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt
động khác có liên quan
Khi
xét thấy cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật,
Tòa án sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn,
kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, tạm dừng ký kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Bắt giữ tàu bay, tàu biển
Bắt giữ tàu bay
Khi
vụ án dân sự do các chủ thể sau khởi kiện thì Tòa án sẽ xem xét áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời là bắt giữ tàu bay để đảm bảo giải quyết vụ án dân sự:
-
Chủ sở hữu tàu bay,
-
Chủ nợ khi tàu bay là tài sản bảo đảm,
-
Người bị thiệt hại do tàu đang bay gây ra,
-
Người có quyền và lợi ích liên quan đối với tàu bay.
Bắt giữ tàu biển
Tòa án sẽ xem xét áp dụng biện pháp bắt
giữ tàu biển trong các trường hợp sau:
- Tàu biển bị
yêu cầu bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Đồng thời, người yêu cầu bắt
giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;
- Chủ tàu biển có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết;
- Người thuê tàu, người khai thác tàu có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng
hải
- Tranh chấp đang
được giải quyết trong vụ án phát sinh từ việc thế chấp tàu biển đó;
- Tranh chấp
đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu
tàu biển.
Với việc mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên đã góp phần thắt chặt trong việc ngăn cản các bên có ý định trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản và đảm bảo tốt nhất việc thi hành án.
Nhận xét
Đăng nhận xét