Chính sách ưu đãi phát triển ngành đường sắt Việt Nam

Luật đường sắt số 06/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2017 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2017. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công, đường sắt là điểm yếu nhất trong giao thông vận tải ở Việt Nam. Do vậy Luật mới lần này sẽ có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung để phát triển hơn nữa hạ tầng đường sắt quốc gia. Theo đó, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển ngành đường sắt như sau:

Chính sách phát triển đường sắt của Nhà nước

- Ưu tiên nguồn lực để phát triển, nâng cấp, bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của vận tải đường sắt trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
- Tạo tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài khi nước đầu tư vào đường sắt.
- Dành quỹ đất theo quy hoạch sử dụng đất để phát triển hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.
- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển đường sắt hiện đại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
- Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Chính sách hỗ trợ hoạt động đường sắt

Các chủ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị và công nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi đầu tư như sau:
- Được giao đất không thu tiền cho diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
- Được vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; mua sắm phương tiện, máy móc, thiết bị đường sắt,…
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt sẽ được ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với một số máy móc, thiết bị, phụ tùng cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chưa sản xuất được trong nước.
- Được bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị 
- Được dành riêng dải tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu khi kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Với các chính sách nêu trên, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước để phát triển ngành đường sắt Việt Nam. Điều này cũng thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc tập trung phát triển cơ cấu hạ tầng đường sắt cũng như đường sắt đô thị theo hướng hiện đại và hiệu quả, an toàn. 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kiểm tra giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”

Quy định mới về điều kiện bán lẻ thuốc lá

Quy định mới về mức lãi suất theo thỏa thuận