Từ 01/01/2018 nhiều quy định mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực
Luật bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13 đã phát sinh hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, một số quy
định trong Luật cần có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị điều chỉnh cho phù hợp vẫn chưa phát sinh hiệu lực. Từ ngày 01/01/2018, nhiều quy định mới của Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực như sau:
Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Từ ngày 01/01/2018, các đối tượng dưới đây sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép
lao động/ chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp.
Trước đây các đối tượng này không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Việc bổ sung thêm nhóm đối tượng này của luật nhằm mở rộng phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khi mà tỷ lệ người lao động tự nguyện đăng ký tham gia bảo hiểm là rất ít. Từ đó giải quyết vấn đề mất cân bằng giữa mức đóng và mức hưởng, mức thu và chi BHXH; tránh tình trạng mất cân đối quỹ.
Thay đổi mức lương hưu hàng tháng
Theo quy định của Luật Bảo
hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động bằng 45% mức bình
quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã
hội được tính như sau:
Lao động nam: nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ: nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao
động nghỉ hưu từ năm 2018 được tính thêm 2% nhưng mức tối đa không quá 75%.
Nhận xét
Đăng nhận xét