Quy định mới về di chúc theo Bộ luật dân sự 2015
Hiện nay việc để thừa kế của người có tài sản thông qua việc lập di chúc ngày càng phổ biến do nó thể hiện ý chí, mong muốn của người có di sản. Tuy nhiên, việc để lại di chúc này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề làm giả di chúc, cưỡng ép người có di sản viết di chúc, sửa đổi di chúc... Do vậy, để khắc phục tình trạng này, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (BLDS 2015) do Quốc hội thông qua ngày 24/11/2005 đã có nhiều quy định mới để đảm bảo hơn nữa ý chí của người có di sản khi để lại di chúc. Một số quy định mới đáng chú ý như sau:
Người người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt
Theo quy định của BLDS 2005 cũ, người
đã thành niên không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ
hành vi có quyền lập di chúc. Luật cũ cũng không có quy định nào về khả năng nhận
thức của người lập di chúc.
Sửa đổi bổ sung quy định này, với
mục đích đảm bảo ý chí của người lập di chúc, BLDS 2015 đã quy định thêm
một số điều kiện đối với người lập di chúc để bản di chúc có giá trị pháp lý, cụ thể như sau:
- Người thành niên có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình
- Trong khi lập di chúc, người lập
di chúc minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọạ, cưỡng ép.
Chữ viết và tiếng nói trong di chúc
BLDS 2015 đã bãi bỏ quy định về tiếng nói, chữ viết trong di chúc. Điều này có nghĩa là di chúc có thể được lập bằng bất kỳ tiếng nói, chữ viết của dân tộc nào mà người lập mong muốn. Tuy nhiên, khi công bố thì di chúc phải được dịch ra Tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực. Nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì di chúc đó cũng phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Mặt khác, Luật mới cho phép di
chúc được tẩy xóa, sửa chữa nhưng người viết di chúc hoặc người làm chứng di
chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Quy định này giúp minh bạch hóa nội
dung di chúc, tránh trường hợp thay đổi nội dung di chúc
mà không có sự đồng ý của người để lại di chúc.
Với những sửa đổi nêu trên, Bộ luật dân sự 2015 sẽ là một đảm bảo pháp lý vững chắc để việc lập di chúc được rõ ràng, minh bạch và bảo vệ tốt nhất ý chí của người lập di chúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét