Quy định mới về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu này, các nước sẽ phát huy được thế mạnh của mình và đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 mới được Quốc Hội thông qua ngày 12/6/2017 đã có những quy định mới và khẳng định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân được Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định cụ thể như sau:
Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài
Luật mới đã khẳng định thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự do kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành nghề
đăng ký kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân chỉ bị hạn chế trong trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa
tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu;
Nếu thương nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện thì phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.
Ngoài ra, Thương nhân Việt Nam được phép ủy quyền cho Chi
nhánh của mình thực hiện các hoạt động ngoại thương Thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài
Thương nhân Việt Nam là tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam cũng có quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Cụ thể, thương nhân sẽ
được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo
quy định của Luật mới này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Công
thương công bố phù hợp với các Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
Các thương nhân này sẽ đứng tên
trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu và thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng
hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài. Họ sẽ phải tự thực hiện và chịu trách
nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền
tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu
Thương nhân nước ngoài
Thương nhân nước ngoài không có
hiện diện tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước thành viên WTO và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc khẳng định rõ quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các thương nhân thực hiện quyền của mình. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển; thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các nước và đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia.
Việc khẳng định rõ quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các thương nhân thực hiện quyền của mình. Qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển; thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các nước và đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia.
Nhận xét
Đăng nhận xét